Những lưu ý khi thờ bàn thờ Thần Tài

Những lưu ý khi thờ bàn thờ Thần Tài

Những lưu ý khi thờ bàn thờ Thần Tài

Việc thờ bàn thờ Thần Tài và Thần Thổ Địa không chỉ mang ý nghĩa về tâm linh mà còn là tín ngưỡng chứa đựng niềm tin của con người dành cho các vị Thần. Việc gia chủ bày tỏ lòng thành kính đối với các vị Thần chính là sự mong muốn của gia chủ về một cuộc sống đầy đủ, ấm no và bình an. Phần lớn các gia đình đều lựa chọn hình thức cúng Thần Tài tại nhà với mong muốn sẽ gặp được nhiều may mắn. Tuy nhiên, việc thờ bàn thờ Thần Tài cũng có nhiều nguyên tắc và quy định mà không phải ai cũng có đủ kiến thức về những kiêng kỵ khi đặt bàn thờ Thần Tài. Vì vậy, trước khi thỉnh bàn thờ Thần Tài cần phải biết những điều kiêng kỵ để tránh gặp những việc không như ý, ảnh hưởng đến vận khí và tài lộc. Những lưu ý khi thờ bàn thờ Thần Tài :

1. Lau sạch tượng khi đem về nhà

Khi bạn thỉnh tượng bàn thờ Thần Tài và Thổ Địa về nhà, việc lau chùi phải hết sức cẩn thận, tỉ mỉ và chắc chắn tượng được làm sạch hoàn toàn.

  • Chuẩn bị vật dụng: Trước khi lau tượng, hãy chuẩn bị sẵn các vật  dụng cần thiết như nước sạch, bông vải mềm. Để mang đến tài khí tốt nhất, nên chuẩn bị lá bưởi đun nước, sau đó dùng tấm vải mềm nhúng vào và lau sạch tượng.
  • Loại bỏ bụi bẩn: Sử dụng bông vải hoặc khăn mềm để nhẹ nhàng loại bỏ bụi bẩn và bám dính trên bề mặt tượng một cách cần thận.
  • Lau khô tượng: Sau khi lau sạch, hãy lau khô tượng bằng một khăn sạch khác và mềm. Đảm bảo tượng được làm khô hoàn toàn trước khi đặt vào vị trí cúng thờ.

 

Những lưu ý khi thờ bàn thờ Thần Tài
Những lưu ý khi thờ bàn thờ Thần Tài

2. Lau sạch bàn thờ vào 10/01, 14 âm lịch và cuối tháng

  • Bên cạnh tượng Thần Tài thì bàn thờ cũng là một trong những vật phẩm cần được lưu ý làm sạch vào những khoảng thời gian nhất định. Cụ thể hơn, nên sử dụng nước hoa bưởi để lau bàn thờ. Vì theo quan niệm tâm linh, nước hoa bưởi có khả năng thanh tẩy và xua tan tà khí. Thời gian nên lau bàn thờ là vào ngày mùng 10 tháng Giêng, ngày 14 âm lịch và cuối tháng.

3. Tụ khí cho bàn thờ Thần Tài

  • Khi việc hoàn tất công việc lập bàn thờ Thần Tài, trong vòng 100 ngày đầu tiên bắt buộc phải thắp nhanh liên tục để tụ khí cho bàn thờ. Không những vậy, mỗi ngày nên cần phải thay nước mới và thắp một nén nhang. Vào những ngày lễ âm lịch như mùng 1 hoặc rằm, nên thắp 5 nén nhang xếp theo hình chữ thập. Nếu như gia chủ muốn cầu xin việc gì đó thì nên thắp 3 nén nhang. Đến ngày 23 tháng Chạp mới tiến hành rút chân nhang và hóa cúng tiền giấy.
Những lưu ý khi thờ bàn thờ Thần Tài
Những lưu ý khi thờ bàn thờ Thần Tài

4. Bày trí bàn thờ Thần Tài đúng chuẩn phong thủy

  • Bên trong: Phía trong cùng là nơi đặt bài vị, dựa vào tường và tuyệt đối không đục lỗ. Tượng Thần Tài – Thổ Địa đặt ở hai bên bài vị. Thần tài đặt bên trái, Thổ Địa đặt bên phải. Tiếp đó, ba hũ gạo, muối, xu được đặt ngay ở giữa hai tượng.
  • Ở giữa: Đầu tiên là bát hương, luôn đặt ở chính giữa bàn thờ. Phía bên trái đặt mâm bồng để cúng trái cây và các vật phẩm thờ. Lưu ý, không được đặt đĩa hoa quả cao quá mặt nguyệt của bát hương cúng. Bình hoa được đặt bên phải, 5 chum nước được xếp theo hình chữ thập hoặc chữ nhất, đặt phía trước bát hương thờ.
  • Bên ngoài: Tượng ông Cóc ngậm tiền hay còn gọi là Thiềm Thừ sẽ được đặt ở phía bên trái bàn thờ khi nhìn từ ngoài vào. Bát tụ lộc đựng nước và hoa tươi sẽ được đặt phía bên ngoài cùng và để trên mặt đất. Nếu có điều kiện, gia chủ có thể đặt thêm tượng Phật Di Lặc bên trên nóc bàn thờ.
Những lưu ý khi thờ bàn thờ Thần Tài
Những lưu ý khi thờ bàn thờ Thần Tài

Liên hệ ngay Công ty Vương Nhật Nam để được tư vấn miễn phí: https://vuongnhatnam.com/

HOTLINE: 0918.40.40.92

Rất hân hạnh được phục vụ quý khách hàng!

fb
zalo
sms